Học thuyết kỳ vọng của Porter-Lawler


     Giá trị của phần thưởng là tầm quan trọng mà người ta gán cho những quyền lợi nhện được từ một công việc.
     Sự nỗ lực theo nhận thức là nhận thức về lượng nỗ lực cần thiết để đạt dược một phần thưởng nào đó.
     Sự nỗ lực là lượng sức lực (thể lực và trí lực) tiêu hao để hoàn thành một công việc cụ thể nào đó.

Học thuyết kỳ vọng của Porter-Lawler

     Nhận thức về vai trò là sự tin tưởng của con người rằng những nhiệm vụ nào đó sẽ được hoàn thành nếu người đó thực hiện cồng việc một cách hoàn hảo.
     Thành tích là mức hoàn thành công việc của cá nhân sau khi đã tiêu hao những nỗ lực nào đỏ, phù hợp với năng lực và nhận thức về vai trò của cá nhân.
     Phần thưởng là những gì mà con người nhận được sau khi hoàn thành công việc. Có hai loại phần thưởng là phần thưởng bên trong và phần thưởng bên ngoài. Phần thưởng bên trong là sự thoả mãn của cá nhân. Phần thưởng bên ngoài là tất cả những gì mà người đó nhận được từ hệ thống.
     Phần thưởng được nhận thức công bằng phản ánh mức phần thưởng mà con người cảm thấy họ xứng đáng được hưởng do đạt thành tích cao trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
     Sự thoả mãn là thái độ hình thành từ sự chênh lệch giữa những phần thưởng mà người ta nhận được và những phần thưởng mà anh ta tin rằng đáng được nhận. Nếu mức chênh lệch càng nhỏ thì sự thoả mãn càng cao. Hơn nữa người ta thưởng so sánh những phần thưởng họ nhận được với những phần thưởng mà những người khác nhận được. Nếu họ nhận thấy có sự đổi xử không công bằng thì họ sẽ không thoả mãn.
     Theo học thuyết này (1) sự nỗ lực phụ thuộc vào giá trị phần thưởng và vào xác suất nhận được phần thưởng. (2) Sự nỗ lực theo nhận thức lại chịu tác động bởi kết quả thực hiện thực tế (sự thực hiện), tức là nếu con người biết họ có thể làm được một việc họ sẽ hiểu rõ hơn về những nỗ lực cần có và khả năng đạt được phần thưởng. (3) Sự nỗ lực không trực tiếp đưa đến thành tích mà nó thông qua các yếu tố trung gian là năng lực, cá tính và nhận thức về vai trò của cá nhân. (4) Thành tích sẽ dẫn đến phần thưởng (phần thưởng bên trong và bên ngoài). (5) Việc thực hiện công việc thực tế sẽ tác động đến nhận thức của con người về phần thưởng. (6) Phần thưởng bên trong và bên ngoài cùng với việc nhận thức về tính công bằng của phần thưởng sẽ tác động đến sự thoả mãn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khai niem quyen luc

Các cách tiếp cận về tạo động lực


     Có ba phương pháp tiếp cận phổ biến về tạo động lực, bao gồm phương pháp tiếp cận dựa trên sự thoả mãn nhu cầu, phương pháp tiếp cận theo quá trình và học thuyết về sự tăng cường.

Các cách tiếp cận về tạo động lực

  • Phương pháp tiếp cận dựa trên sự thoả mãn nhu cầu: bao gồm các học thuyết tập trung trả lời cho những câu hỏi như “Những nhu cầu nào làm cho con người đạt được sự thoả mãn trong công việc?”, “Những yếu tổ nào tạo ra động lực cho con người hành động?”… Những câu trả lời cũng cho thấy rằng con người có những nhu cầu bên trong cần được thoả mãn và khi chúng được thoả mãn thì con người có động lực thúc đẩy.
  • Phương pháp tiếp cận theo quá trình: bao gồm các học thuyết nhấn mạnh vào cách thức và lý đo tại sao con người lại chọn những động thái ứng xử khác nhau để đạt được các mục tiêu của cá nhân.
  • Học thuyết về sự tăng cường: trình bày về cách thức mà hậu quả của những hành động trong quá khứ của con người tác động đến những hành động trong tương lai của họ. Học thuyết này cho rằng hành động là hệ quả của sự khen thưởng thưởng được lặp lại, còn hành động là hệ quả của hỉnh phạt thưởng ít lặp lại. Con người thưởng cư xử dựa trên những bài học kinh nghiệm và mỗi hành vi đều gắn liền với những hệ quả nhất định.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: khái niệm quyền lực