Các học thuyết tạo động lực dựa trên sự thoả mãn nhu cầu


      Các học thuyết tạo động lực dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu cho rằng động lực thúc đẩy con người hành động xuất phát từ mong muốn thoả mãn nhu cầu. Quá trình con người thực hiện nhu cầu là một quá trình phức tạp. Lúc đầu một người bắt đầu cảm thấy thiếu thốn, không được thỏa mãn (có nhu cầu về một cái gì đó), có những nhu cầu ngày càng trở nên bức thiết khiến cho người đó phải tìm cách để thỏa mãn chúng. 

Các học thuyết tạo động lực dựa trên sự thoả mãn nhu cầu

      Điều này dẫn đến cảm giác căng thẳng, khiển người đó phải nỗ lực để giải quyết những nhu cầu của mình. Sự căng thẳng đó cũng tạo ra động cơ và khiến người này đi tìm kiếm thông tin, cơ hội, các phương án để thỏa mãn nhu cầu, từ đó lựa chọn phương án tốt nhất. Sau khi phương án được lựa chọn thì người đó bắt đầu hành động, từ đó thu được kết quả và nhu cầu được thỏa mãn. Nhiệm vụ của nhà quản lý là phải tác động lên các bước của quá trình xử lý nhu cầu của mỗi cá nhân, nhóm, phân hệ, theo hưởng tạo được động lực mạnh và cùng chiều với tổ chức.
      Nhu cầu và động lực của mỗi con người sẽ chi phối họ trong quá trình hoạt động. Có người đặt cho mình một mục tiêu nhu cầu quá lớn vượtqua khả năng của họ và do đó sẽ phải xâm lấn, chiếm đọat lợi ích của người khác. Điều này phải được các nhà quản lý lưu tâm để xử lý, bảo đảm duy trì sự công bằng của việc phát triển.