Hiểu biết con người


      Thực chất của quản lý hệ thống xã hội là quản lý con người, do vậy các nhà quản lý sẽ không thể lãnh đạo thành công nếu không hiểu biết con người, không xem xét các yếu tố về vai trò, cá tính, động cơ và tính cách của con người.
     Hiểu biết về con người là điều không đơn giản, mặc dù đó là những người cùng làm việc trong một hệ thống. Thật vậy:

Hiểu biết con người

  •           Con người có nhiều vai trò khác nhau trong các hệ thống. Con người không đơn thuần là yếu tố nguồn lực trong các kế hoạch quản lý. Họ là công dân và là thành viên của các hệ thống xã hội như gia đình, trường học, doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo, hội phụ nữ, hay cơ quan của chính phủ; và hành vi của một người thay đổi theo các vai trò của họ trong hệ thống. Để hiểu được tâm lý và hành vi của một người trong những tình huống cụ thể, nhà lãnh đạo cần biết được các vai trò mà cá nhân đó đang thực hiện. Từ đó nhà lãnh đạo sẽ dự đoán chính xác hơn về hành vi của nhân viên và tìm được cách tốt nhất để xử lý các tình huống đó.
      Mỗi con người đều có nhu cầu, tham vọng, quan điểm khác nhau, trình độ hiểu biết và các kỹ năng khác nhau, tiềm năng cũng khác nhau. Nếu nhà quản lý không hiểu được tính phức tạp và cá tính của con người thì họ có thể áp dụng sai những nguyên tắc và mô hình mang tính lý thuyết về động cơ thúc đẩy, về lãnh đạo trong các tình huống cụ thể.
  •        Cần xem xét con người một cách toàn diện. Con người không thể tự gạt bỏ ảnh hưởng của những lực lượng bên ngoài như gia đình, tôn giáo, trường học, các tổ chức chính trị- xã hội, các nhóm bạn bè, v.v. khi họ đến làm việc. Các nhà quản lý phải nhận thấy những thực tế đó và chuẩn bị cách ứng xử với chúng.
  •          Nhăn cách con người là một điều quan trọng. Người lãnh đạo không bao giờ được phép xúc phạm đến nhân cách của những người dưới quyền. Tất cà mọi người đều phải được đối xử một cách tôn trọng và bình đẳng bất kể chức vụ của họ trong hệ thống là cao hay thấp.
  •         Lãnh đạo cần tìm hiểu con người một cách thận trọng thông qua nhiều nguồn thông tin. Những cuộc tiếp xúc chính thức và phi chính thức; phản ứng của họ trước một quyết định, trước các sự kiện xảy ra; thái độ trong các cuộc họp; quan hệ với đồng nghiệp; sáng kiến và gợi ý mà họ đưa ra… Tránh các sai lầm có tính chủ quan, định kiến trong đánh giá con người như ảo tưởng hoặc quy kết về người nào đó; hoặc đánh giá con người một cách vội vàng chỉ qua hình thức.


Xác định được chiến lược phát triển và cơ cẩu tổ chức


      Liệu tất cả các nhà quản lý có cần phải là nhà lãnh đạo hay không? Ngược lại, có nhất thiết tất cả các nhà lãnh đạo đều phải là các nhà quản lý không? Có thể nói, lý tưởng nhất là mọi nhà quản lý cũng là nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà lãnh đạo đều nhất thiết phải có năng lực thực hiện các chức năng còn lại của nhà quản lý và do đó không phải tất cả những người lãnh đạo đều cần phải nắm giữ một vị trí quản lý.
      Trên thực tế, có những cá nhân có thể gây ảnh hưởng lớn đến những người khác nhưng điều đó không có nghĩa người đó có thể lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát.

Xác định được chiến lược phát triển và cơ cẩu tổ chức

14.1.1.    Tiền đề để lãnh đạo thành công
Để lãnh đạo thành công, cần có được một số điều kiện tiên quyết – những tiền đề để lãnh đạo.
Xác định được chiến lược phát triển và cơ cẩu tổ chức
      Trong các chương trước chúng ta đã thấy rõ chiến lược có ảnh hưởng thế nào đến cơ cấu tổ chức và qua đó ảnh hưởng đến các chức năng khác của nhà quản lý. Trước hết chiến lược chi ra mục tiêu mà một hệ thống cố vươn tới và con đường đi tới mục tiêu đó. Để triển khai chiến lược cần xây dựng các hình thức cơ cấu và tiến hành các hoạt động lãnh đạo.
     Suy cho cùng tất cả các hoạt động lãnh đạo như tạo động lực cho con người, xây dựng các nhóm làm việc, truyền thông, tư vấn nội bộ, v.v. đều nhằm hỗ trợ việc thực thi chiến lược. Do vậy để lãnh đạo thành công trước hết phải xác định được chiến lược.
     Cơ cấu tổ chức chỉ rõ các vị trí trong hệ thống và mối quan hệ giữa các vị trí, xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cho từng vị trí. Cơ cấu tổ chức tạo cơ sở quyền lực để lãnh đạo: người lãnh đạo giữ chức vụ quản lý nào? ai là cấp trên và cấp dưới của họ? quyền lực chính thức của họ trong cơ cấu đó đến đâu? Đến lượt mình, các hoạt động lãnh đạo đều được thực hiện thông qua cơ cấu tổ chức (cả chính thức và phi chính thức). Xác định được cơ cấu tổ chức mới có thể làm rõ: chủ thể lãnh đạo, đối tượng bị lãnh đạo, các quan hệ quyền lực và môi trường.
     Xét về mặt logic của quá trình quản lý, để thực hiện các hoạt động lãnh đạo, nhà quản lý phải thực hiện các chức năng quản lý trước đó là lập kế hoạch và tổ chức, trước hết là xác định được chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức. Đó cũng là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách lãnh đạo và lựa chọn phương pháp lãnh đạo hiệu quả.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhà quản lý