Sự khác biệt giữa những người lãnh đạo và không phải là lãnh đạo


     Cách tiếp cận này đi vào so sánh, tìm sự khác biệt giữa những người lãnh đạo và những người không phải là lãnh đạo về các đặc điểm như: tố chất, tính cách, năng lực, thái độ và động cơ; nghiên cứu cắc đặc điểm mà nhà lãnh đạo cần cổ; tương quan giữa các đặc điểm với hiệu quả lãnh đạo.
      Nhiều nghiên cứu khác nhau theo cách tiếp cận trên đã xác định một số đặc điểm có liên quan đến khả năng lãnh .đạo, trong đó các đặc điểm được nói đến nhiều nhất là:

Sự khác biệt giữa những người lãnh đạo và không phải là lãnh đạo

     Có nghị lực, Người lãnh đạo phải là những người có tham vọng và quyết tâm đạt được thành quả cao. Họ là những người kiên trì và có khả năng vượt qua thử thách tốt hơn những người khác.
      Mong muốn và khát vọng trở thành người lãnh đạo. Người lãnh đạo luôn muốn gây ảnh hưởng đến những người khác. Họ thích lãnh đạo hơnlà bị lãnh đạo và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm. Họ có động cơ thúc đẩy mạnh đổi với sự thành đạt và sự quan tâm đổi với mọi người.
      Trung thực và chính trực, Người lãnh đạo cần tạo lòng tin với cấp dưới bằng cách trung thực và chính trực. Phẩm chất này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng – một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo người lãnh đạo hay không.
    Tự tin. Người lãnh đạo cần thể hiện sự tự tin để có thể thuyết phục những người khác về sự đúng đắn của những quyết định và mục tiêu đã đề ra của minh.
     Thông minh. Người lãnh đạo cần phải đủ thông minh để phân tích các vấn đề và cơ hội, để thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin; có khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định đúng đắn; có sự sáng tạo trong công việc.
     Hiểu biết về công việc của mình. Người lãnh đạo cần có kiến thức sâu rộng về hệ thống cũng như môi trường của hệ thống và các vấn đề kỹ thuật. Điều này sẽ cho phép người lãnh đạo ra được các quyết định đúng đắn.
     Các phẩm chất nêu trên được cho là có tương quan nhất định với sự thành công trong lãnh đạo. Do đó cách tiếp cận này cho rằng chỉ nên đào tạo những người có năng lực lãnh đạo bẩm sinh – được coi là nhà lãnh đạo tiềm năng – để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả.
     Thật ra có các phẩm chất chi mới tạo ra khả năng để lãnh đạo, chưa phải là bào đảm chắc chắn để lãnh đạo thành công. Trên thực tế có người lãnh đạo có nhiều phẩm chất trên song họ đã không thành công, nhưng có những người lãnh đạo có ít các phẩm chất trên lại thành công. Từ đó, nhiều nghiên cứu tiếp theo đã khẳng định việc có tổ chất không thôi chưa đủ, người lãnh đạo còn cần phải có các kĩ năng lãnh đạo. Kĩ năng lãnh đạo là biết vận dụng có hiệu quả các kiến thức về lãnh đạo trong quá trình quản lý một hệ thống xã hội để thực hiện các mục đich và mục tiêu đề ra. Kĩ năng lãnh đạo và ngay cả một số phẩm chất lãnh đạo không phải là “bẩm sinh”, chúng được hình thành và phát triển thông qua quá trình đào tạo, nhất là đào tạo trong thực tiễn hoạt động lãnh đạo, nghĩa là nó được hình thành trong suốt cuộc dời. Do đó việc đào tạo kĩ năng lãnh đạo cho những người có các tố chất hay phẩm chất lãnh đạo là cách tốt nhất để lãnh đạo thành công.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: vai trò của quản trị